Từ xưa đến nay gỗ hương là loại gỗ tự nhiên được nhiều người biết đến. Tuy nhiên chúng được ứng dụng như thế nào và giá trị của chúng trong cuộc sống ra sao? Thì bài viết hôm nay cùng Hương Đình đi tìm hiểu chi tiết về loại gỗ này nhé!

Gỗ hương là gỗ gì?

  • Đây là loại gỗ quý thuộc nhóm I với các tên gọi như giáng hương, dáng hương.
  • Tên tiếng Anh là Padouk, tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus.
  • Loại cây hương thuộc họ Đậu, phân bố nhiều ở các vùng Đông Nam Á, Đông Bắc, Ấn Độ, Nam Phi.
  • Tại Việt Nam, loại gỗ này với nhiều tên gọi khác như hương nghệ, hương đá, hương đỏ, hương xoàn,… Chúng được phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, … Chúng mọc ở những nơi có độ cao từ 100-800m, sinh trưởng tốt ở đất xám, đất đỏ bazan,…
Loại gỗ tốt với các đường vân rõ nét
Loại gỗ tốt với các đường vân rõ nét

Ưu điểm nổi bật khi sử dụng gỗ Hương

Đây là loại gỗ được xếp vào nhóm I các loại gỗ quý. Bởi chúng có các đặc tính nổi bật như vân gỗ, màu sắc đẹp, hương thơm nhẹ lâu. Loại gỗ rắn chắc, cứng. Khả năng chối mối mọt tốt, không bị cong vênh, phồng rộp. Mang lại giá trị kinh tế cao.

Dưới đây là những điểm nổi bật:

  • Loại gỗ có kết cấu bền, chắc, rất cứng và nặng. Thích hợp để chế tác nhiều sản phẩm chất lượng. Các thớ gỗ nhỏ, mịn đem lại cảm giác dễ chịu, mềm mại.
  • Gỗ chứa nhiều tinh dầu nên mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu nhằm giúp xua đuổi côn trùng và chống mối mọt tốt. Vì vậy chúng rất tốt cho sức khỏe và thân thiện, an toàn với người sử dụng.
  • Gỗ có nhiều đường vân đẹp, màu sắc sang trọng. Đây là loại gỗ được nhiều gia đình yêu thích lựa chọn bởi màu sắc trầm ấm, truyền thống.
  • Ngày nay hương Nam Phi được nhập khẩu để thay thế các loại hương Lào, hương Việt Nam. Loại gỗ có giá thành rẻ và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
  • Loại gỗ có độ bền chắc, ít bị nứt và mối mọt do thân gỗ có chứa nhiều dầu, đây được xem là chất bảo quản đồ gỗ hương tự nhiên nhất, không gây hại cho người sử dụng.

Phân loại gỗ Hương

Gỗ Hương được nhận biết dựa trên những nguyên mẫu nguyên chất cùng với màu sắc, vân gỗ và đặc tính riêng biệt của chúng. Loại gỗ này được phân thành nhiều loại:

Gỗ giáng Hương:

  • Đây là loại gỗ có mùi thơm dịu, tự nhiên.
  • Lõi gỗ cứng, chắc và khả năng chống mối mọt tốt.
  • Gỗ có màu đỏ, vân gỗ láng mịn.
  • Giá gỗ cao bởi tính thẩm mỹ cùng với chất lượng của những sản phẩm nội thất phòng thờ, phòng thờ sang trọng và quý phái.
  • Hương đỏ hay còn gọi là hương ta
  • Đây là loại gỗ có giá trị kinh tế cao bởi các vân gỗ đẹp, quý hiếm.
  • Gỗ có mùi thơm nhẹ, màu sắc đặc trưng có màu đỏ rực, đỏ thẫm. các thớ gỗ mịn, đặc.
  • Đây là loại gỗ tốt nhất và có giá trị cao hơn so với các loại hương khác.
Hương đỏ với độ bền cao, càng dùng càng đẹp
Hương đỏ với độ bền cao, càng dùng càng đẹp

Hương đá:

  • Loại gỗ có vân như các đường vân đá, có màu nâu hồng hoặc nâu đậm. các vân rõ ràng, sắc nét. Mật độ vân dày nhưng mịn màng, lõi có màu đậm.
  • Gỗ có độ cứng rắn cao, có khả năng chịu lực tốt.
  • Hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.
  • Càng sử dụng hương đá càng trở nên sáng và đẹp màu hơn.
Hương đá với các đường vân sắc nét
Hương đá với các đường vân sắc nét

Hương vân:

  • Màu sắc có màu vàng nhạt, phần gỗ già, lõi có màu đỏ nhạt.
  • Các vân gỗ nhiều, dày đặc. Thịt gỗ tương đối mịn, chống mối mọt tốt.
  • Gỗ còn được gọi là hương chua vì thoang thoảng có mùi chua khi mới cắt và hoàn thiện sản phẩm.
Hương vân được ứng dụng làm bàn ghế, tủ, giường
Hương vân được ứng dụng làm bàn ghế, tủ, giường

Hương xám:

  • Gỗ có màu vàng nâu với các đường vân nâu đậm đến đen. Đây là loại gỗ đặc biệt, giữ nguyên bản tự nhiên khi làm thành phẩm. Vân gỗ đẹp với các đường vân lạ mắt không theo một quy luật hay hình thù nào.
  • Với mùi hương thơm nhẹ, dễ chịu. gỗ có chất gỗ sộp, không có độ láng mịn, dễ cong vênh.
Hương xám được giữ nguyên bản khi làm sản phẩm
Hương xám được giữ nguyên bản khi làm sản phẩm

Hương huyết:

  • Gỗ có màu đỏ như máy nên gọi là hương huyết.
  • Các vân gỗ và màu sắc đỏ tươi khi mới cưa, để lâu ngày chuyển sang thành màu cánh gián.
  • Độ bền cao cùng với khả năng kháng mối mọt, cong vênh tốt, gỗ có mùi nhẹ.
  • Giá gỗ trung bình phù hợp với túi tiền nhiều gia đình.
  • Hương Lào:
  • Loại gỗ được nhập khẩu từ Lào.
  • Các vân gỗ tạo thành vòng xoáy đồng tâm bắt mắt mang lại giá trị cho loại gỗ này.
  • Hương thơm dịu nhẹ mang lại cho không gian thêm thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Hương Nam Phi

  • Đây là loại gỗ có nguồn gốc từ Nam Phi.
  • Với màu sắc đỏ đều, các vân gỗ nâu đậm nổi bật.
  • Gỗ có mùi hương nồng, đậm, hương gỗ hơi chua.
  • Đây còn gọi là gỗ hương nghệ bởi màu vàng của gỗ giống màu nghệ.
  • Loại gỗ chắc chắn, có độ bền cao và bền bỉ với thời gian.
Hương Nam Phi có màu sắc đỏ thẫm hơn so với các loại hương khác
Hương Nam Phi có màu sắc đỏ thẫm hơn so với các loại hương khác

Ứng dụng của gỗ Hương trong đời sống ngày nay

  • Đây là loại gỗ được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Loại gỗ được sử dụng làm bàn ghế sofa, bàn ghế gỗ, tạc tượng, đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Hay các đồ nội thất gia đình như tủ quần áo, tủ thờ, bàn thờ gia tiên, kệ tivi,…
Kệ Tivi làm bằng gỗ Hương
Kệ Tivi làm bằng gỗ Hương
Bàn ăn mang lại không gian sang trọng
Bàn ăn mang lại không gian sang trọng
Giường ngủ với các họa tiết bắt mắt, ấn tượng
Giường ngủ với các họa tiết bắt mắt, ấn tượng
  • Là loại gỗ tự nhiên được chế tác theo nhiều phong cách khác nhau. Với những hoa văn được đục chạm, khắc, tỉ mỉ và khéo léo. Chẳng hạn như mẫu bàn thờ từ gỗ hương cũng được điêu khắc tỉ mỉ, hoa văn đẹp mắt.

So sánh gỗ hương với các loại gỗ khác

Gỗ hương

  • Loại gỗ thuộc nhóm I trong bảng phân loại các loại gỗ Việt Nam.
  • Loại gỗ phụ thuộc vào từng loại hương để có màu sắc khác nhau. Chẳng hạn như hương đỏ có màu đỏ, hương đá có màu xanh, hương vân có màu vàng, hương Nam Phi có màu đỏ thẫm.
  • Các vân gỗ đẹp, rõ và sắc nét.
  • Với độ bền cao, gỗ cứng chắc. Đồng thời khả năng chống cong vênh, ẩm móc tốt.
  • Giá gỗ dao động từ 30-60 triệu/m3 tùy theo từng thời điểm
  • Gỗ trắc:
  • Loại gỗ thuộc nhóm I trong các loại gỗ tự nhiên
  • Gỗ được chia làm 4 loại theo màu sắc bao gồm trắc đỏ, trắc đen, trắc xanh, trắc vàng.
  • Các vân gỗ đẹp, chìm nổi khác nhau.
  • Gỗ cứng chắc, có tỷ trọng lớn cùng với độ bền cao. chịu được các thời tiết khắc nghiệt.
  • Giá gỗ dao động từ 600-800.000/kg.

Gỗ gõ đỏ

  • Loại gỗ thuộc nhóm I trong bảng phân loại các loại gỗ tự nhiên.
  • Với các màu sắc từ đỏ nhạt đến đỏ đậm, các vân gỗ từ nâu đậm đến đen. Các đường vân rõ rệt mang lại giá trị thẩm mỹ cao và có mùi thơm thu hút người tiêu dùng.
  • Loại gỗ cứng chắc, có trọng lượng nặng. Đồng thời khả năng chống mối mọt hiệu quả, ít bị cong vênh và độ bề sử dụng cao.
  • Giá gỗ dao động từ 30-70 triệu/m3 tùy theo từng thời điểm.
  • Gỗ cẩm lai:
  • Loại gỗ thuộc nhóm I
  • Với màu sắc đa dạng các màu nâu ánh hồng, đen, xanh, tím. Các đường vân nhỏ, đẹp cùng nhiều họa tiết.
  • Loại gỗ có độ cứng cao, khả năng chống mối mọt tốt. Đồng thời độ bền sử dụng cao, bền mãi với thời gian.
  • Giá gỗ dao động từ 50-90 triệu/m3

Gỗ hương có giá bao nhiêu?

Tùy theo nguồn gỗ, kích thước gỗ có giá giao động từ 18 triệu đến 34 triệu đồng.

Đối với hương Nam phi được tính theo mét khối, giá dao động trên 20 triệu đồng, hương Lào có giá trên 35 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ hương. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn lựa chọn được loại gỗ phù hợp với nhu cầu và tính ứng dụng của chúng trong đời sống ngày nay. Nếu có thắc mắc về loại gỗ này vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất nhé!

Xem thêm các bài viết về gỗ khác tại Hương Đình:

Gỗ tần bì Gỗ anh đào Gỗ chò chỉ Gỗ ngọc am Gỗ xá xị
Gỗ trắc Gỗ lát Gỗ quỷnh Gỗ đinh hương Gỗ hương
Gỗ sồi Gỗ tràm Gỗ chiu liu Gỗ gụ Gỗ nu
Gỗ lim Gỗ MDF lõi xanh Gỗ sến Gỗ cao su Gỗ pơ mu
Gỗ sơn huyết Gỗ xoan đào Gỗ cẩm thị Gỗ còng Gỗ thông
Gỗ xà cừ Gỗ mun Gỗ bách xanh Gỗ xưa Gỗ mít
Gỗ căm xe Gỗ xoan ta Gỗ hồng đào Gỗ óc chó Gỗ gõ đỏ
Gỗ cẩm lai Gỗ trầm hương Gỗ lũa Gỗ mun đuôi công Gỗ trai đỏ
Gỗ cà te Gỗ sao Gỗ keo Gỗ hương đá Gỗ bằng lăng
Gỗ cẩm vàng Gỗ Long Não

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *