Gỗ sến ngày càng trở thành loại gỗ được ưa chuộng trong thiết kế đồ gỗ nội thất. Vậy chúng là loại gỗ gì? Có những đặc điểm, ứng dụng như thế nào trong đời sống ngày nay? Cùng Mỹ nghệ Hương Đình tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu chung về gỗ sến?

Gỗ sến là gì?

  • Đây là loại gỗ quý, có tên gọi khác như mật, sến dưa, sến giũa, sến ngủ điểm, chên,…
  • Là loại thực vật họ Hồng xiêm.
  • Đây là loại gỗ quý đứng cùng hàng như đinh, lim, tá,…
Cây sến sinh trưởng chậm
Cây sến sinh trưởng chậm

Cây gỗ sến phân bố ở đâu?

  • Loại cây được phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam loại cây xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Bắc, mọc rải rác trong các rừng rậm nhiệt đới từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa đến Quảng Bình,…
Cây sến mủ trước khi được khai thác
Cây sến mủ trước khi được khai thác

Đặc điểm của loại gỗ này

  • Cây sến là loại cây gỗ lớn với chiều cao từ 30-35m.
  • Các phiến lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài từ 6-16cm, rộng 2-6 cm, mép là hình răng cưa thưa, đầu tù và có mũi nhọn rộng.
  • Loại cây sinh trưởng chậm, sống ở nơi đất tốt và ẩm. Cây được mọc thành rừng thuần hoặc hỗn giao với cây lim xanh. Hoa thường gồm 7-3 hoa, có tràng nhẵn màu vàng.
  • Quả có hình bầu dục hay gần hình cầu, dài khoảng 3cm, có cây lại mang hạt hình trứng.
Gỗ sến được khai thác
Gỗ sến được khai thác

Các loại gỗ sến

  • Đây là loại gỗ quý hiếm, thuộc nhóm II trong bảng gỗ Việt Nam.
  • Ngày nay với nhiều loại gỗ cây sến khác nhau như sến mật, sến cát, sến trắng, sến năm ngón, sến giũa,… Nổi bật nhất là gỗ sến đỏ, sến mủ và sến mật. Cùng tìm hiểu 3 loại gỗ chính này dưới đây nhé!

Sến mủ

  • Đây là loại cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Gỗ cây có màu vàng nhạt và chuyển dần sang vàng đậm hoặc đỏ nhạt.
  • Loại gỗ có giác, lõi phân biệt. Là loại gỗ dầu, trên mặt gỗ có những sợi sẫm.
  • Loại gỗ khá cứng và nặng. đây là dòng gỗ được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất trong chế tác nội thất phòng thờ, bàn thờ gia tiên hiện đại hay là phòng khách đồ gỗ.
  • Là loại gỗ quý hiếm cần được bảo vệ. giá của chúng cũng thuộc hàng cao so với các loại gỗ khác.
Sến mủ có trọng lượng nặng và cứng
Sến mủ có trọng lượng nặng và cứng

Sến đỏ

  • Đây là loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30m.
  • Loại cây được trồng nhiều ở các rừng nhiệt đới với thân gỗ cao lớn có màu gỗ nâu đỏ cùng vân gỗ đẹp.
  • Loại gỗ có độ cứng cao, khó gia công cùng cường độ chịu lực lớn. Loại gỗ được chế tác các sản phẩm cao cấp mang giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cao.
  • Loại gỗ được ưa chuộng nhiều trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điêu khắc như tủ thờ gỗ đẹp, tượng gỗ,…
Sến đỏ được nhiều người ưa chuộng
Sến đỏ được nhiều người ưa chuộng

Sến mật

  • Loại gỗ có màu nâu đỏ, độ cứng tốt nên khó gia công, dễ nẻ. Những loại gỗ này chịu được cường độ lực lớn.
  • Loại gỗ cao lớn từ 30-35m, phiến lá rộng
  • Loại cây sinh trưởng khá chậm.
  • Hạt sến mật được sử dụng để ăn hay dùng trong công nghiệp, lá của chúng có thể nấu thành cao để chữa bỏng.
  • Loại gỗ có giá đắt trên thị trường, được dùng làm đồ trang trí nội thất cao cấp.
Sến mật có giá trị kinh tế cao
Sến mật có giá trị kinh tế cao

Ưu điểm nổi bật của loại gỗ sến này

  • Đây là loại gỗ thuộc nhóm II trong bảng phân loại các loại gỗ Việt Nam, có độ cứng cao cùng các vân gỗ đẹp và có giá trị kinh tế cao.
  • Loại gỗ sở hữu màu đỏ nhạt đẹp mặt và ấn tượng, mang lại sự sang trọng bởi các sản phẩm được chế tác. Màu sắc được thay đổi theo thời gian và trở nên đậm hơn mang lại cho không gian thêm trầm ấm và đẳng cấp.
  • Là loại gỗ có tỷ trọng nặng, cùng với độ cứng, độ chịu lực cao. Các sản phẩm gỗ bền vững qua thời gian sử dụng. đồng thời khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt so với các loại gỗ tự nhiên khác.
  • Loại gỗ thích hợp sử dụng làm đồ nội thất cao cấp, chịu được lực nặng như: giường ngủ, thủ gỗ, sập gỗ, cột nhà,…
  • Ngoài thân gỗ thì các hạt, vỏ cây và lá của cây sến mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Chẳng hạn như: hạt có tinh dầu ăn được, lá chữa được bỏng, vỏ cây giảm sự lên men của đường. Loại gỗ thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn về sức khỏe của người sử dụng.
  • Tuy nhiên độ cứng cao cũng là một nhược điểm khiến gỗ dễ bị nứt nẻ và khó gia công. Vì vậy, các sản phẩm làm từ gỗ sến có giá thành cao và thuộc các mặt hàng cao cấp trên thị trường.

Ứng dụng của chúng như thế nào trong thực tế ngày nay?

  • Đây là loại cây có dược liệu tốt bởi các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh.
  • Là loại gỗ quý trong thiết kế đồ nội thất. Với các đồ trang trí nội thất cao cấp như giường ngủ, sập gỗ, bàn ghế, bàn thờ đẹp,… Mang đến cho không gian gia đình bạn thêm sang trọng và cổ kính. Đây là loại gỗ được các gia đình có kinh tế cao mới có điều kiện sử dụng.
  • Ngoài ra chúng còn dùng để chế tác thành các đồ gỗ mỹ nghệ có tính phong thủy như tượng gỗ, lục bình gỗ, tràng hạt, vòng tay,… vừa để trưng bày và mang lại sức khỏe tốt cho người sử dụng.
  • Dưới đây là các mẫu sản phẩm gỗ sến được nhiều người ưa chuộng.
Nhà làm bằng gỗ cây sến
Nhà làm bằng gỗ cây sến
Bàn ghế gỗ mang lại sự cổ kính
Bàn ghế gỗ mang lại sự cổ kính
Giường ngủ có màu sắc bắt mắt
Giường ngủ có màu sắc bắt mắt

Gỗ sến có giá bao nhiêu?

Giá gỗ sến có đắt không? Là câu hỏi mà nhiều người quan tâm mua gỗ thắc mắc. giá của gỗ sến rất khó xác định được mức giá cụ thể. Bởi chúng sẽ bị dao động về thời gian, chất lượng gỗ cùng màu sắc hay thời điểm mua gỗ. Giá gỗ trung bình sẽ có mức tham khảo như:

  • Loại gỗ tròn sẽ có từ 12-13 triệu/m3.
  • Gỗ hình hộp có giá dao động từ 15-18 triệu/m3.

Trên đây là những chia sẻ mà Hương Đình cung cấp đến bạn khái niệm, phân loại, các đặc điểm cùng với ứng dụng của gỗ sến trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể lựa chọn được cho mình những sản phẩm đồ nội thất ưng ý và chất lượng. Mang lại giá trị thẩm mỹ cùng giá trị cho gia đình bạn. Chúc quý khách hàng có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại gỗ này để lựa chọn được nguyên liệu gỗ phù hợp nhất.

Nếu còn bất cứ thắc mắc và câu hỏi nào thì hãy liên hệ với Hương Đình để được tư vấn hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm các bài viết về gỗ khác tại Hương Đình:

Gỗ tần bì Gỗ anh đào Gỗ chò chỉ Gỗ ngọc am Gỗ xá xị
Gỗ trắc Gỗ lát Gỗ quỷnh Gỗ đinh hương Gỗ hương
Gỗ sồi Gỗ tràm Gỗ chiu liu Gỗ gụ Gỗ nu
Gỗ lim Gỗ MDF lõi xanh Gỗ sến Gỗ cao su Gỗ pơ mu
Gỗ sơn huyết Gỗ xoan đào Gỗ cẩm thị Gỗ còng Gỗ thông
Gỗ xà cừ Gỗ mun Gỗ bách xanh Gỗ xưa Gỗ mít
Gỗ căm xe Gỗ xoan ta Gỗ hồng đào Gỗ óc chó Gỗ gõ đỏ
Gỗ cẩm lai Gỗ trầm hương Gỗ lũa Gỗ mun đuôi công Gỗ trai đỏ
Gỗ cà te Gỗ sao Gỗ keo Gỗ hương đá Gỗ bằng lăng
Gỗ cẩm vàng Gỗ Long Não

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *