Gỗ bằng lăng – một loại gỗ quý hiếm và độc đáo, mang trong mình vẻ đẹp và giá trị vượt trội. Đây là một cây gỗ được ngưỡng mộ và sử dụng trong nghệ thuật và công nghiệp từ xa xưa. Vậy gỗ bằng lăng là gỗ gì? Đặc điểm của chúng như thế nào? Bài viết hôm nay hãy cùng Hương Đình đi tìm hiểu vì sao lại được ưa chuộng nhiều thế nhé!

Tìm hiểu về gỗ cây bằng lăng

Gỗ bằng lăng là gỗ gì?

Với các tên gọi khác nhau như Bằng Lăng tím, Bằng Lăng nước, bằng lăng cườm,… Loại gỗ thuộc họ thực vật chi Tử vi.

Với tên khoa học là Lagerstroemia speciosa.

Hình ảnh cây bằng lăng có trọng lượng lớn
Hình ảnh cây bằng lăng có trọng lượng lớn

Nguồn gốc – phân bố của loại gỗ này

– Với nguồn gốc từ Ấn Độ.

– Cây bằng lăng phân bố rải rác khắp nước ta, chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum,…

– Hiện nay cây bằng lăng được trồng nhiều ở các khu đô thị, con đường lớn, công viên của thành phố, nhà máy,… Mang lại cảnh quan cùng bóng mát, giảm bớt khói bụi,…

Xem thêm: Top 10 loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay

Đặc điểm chung của loại gỗ cây bằng lăng

Đây là loại thực vật thuộc chi tử vi, chiều cao từ 10-15m, loại cây thân gỗ. Vỏ cây có màu nâu đen.

Các tán lá rậm, thường hay rụng lá vào mùa khô. Với chiều dài tới 20cm, nhẵn, cứng và có hình bầu dục, cuống lá to dài.

Loài hoa mọc thành chùm có tán lớn. Hoa có màu hồng nhạt hơi nhám, cứng và hạt có những cánh mỏng.

Hoa và lá cây bằng lăng
Hoa và lá cây bằng lăng

Quả và lá có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Đây là loại gỗ dẻo, mềm và rất thuận lợi cho việc chế tác các sản phẩm bằng đồ thủ công, mỹ nghệ. Với màu vàng tự nhiên mang lại vẻ đẹp hiện đại cho không gian của bạn. Thích hợp để làm khung các sofa,…

– Các vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn. Đồng thời khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt.

– Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác có màu trắng, lõi màu vàng xám hay màu nâu, cứng và nặng.

Gỗ bằng lăng thuộc nhóm mấy?

Với nhiều giống gỗ bằng lăng khác nhau, dựa vào các yếu tố như màu sắc, vân gỗ, thớ gỗ. Cùng các đặc trưng, hương vị của gỗ. Chúng được phân chia theo các nhóm cụ thể là nhóm I và nhóm III:

– Với nhóm 1 thuộc gỗ cây bằng lăng cườm

– Với nhóm 3 của bằng lăng tím và bằng lăng nước.

Đây là loại gỗ nặng, có độ bền uốn va đập trung bình. Có khả năng gia công và bảo quản dễ dàng. Sản phẩm thích hợp cho các công trình xây dựng không đòi hỏi chất lượng cao. Thích hợp với công nghiệp bóc, lạng, đồ mộc thông dụng,…

Các loại gỗ bằng lăng

Với nhiều nhóm gỗ khác nhau về tính chất vật lý, vân gỗ, màu sắc gỗ khác nhau. Dưới đây là các loại gỗ cho bạn tham khảo:

Gỗ bằng lăng cườm

Đây là loại bằng lăng ổi hoa trắng, cây sang, cây săng lẻ, gỗ bằng lăng trắng. Loại loại gỗ  bằng lăng rừng.

Với loài hoa đẹp, thân cành dẻo dai, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Sản phẩm gỗ được ứng dụng nhiều trong nội thất, sử dụng trồng để trang trí làm khuôn viên, bàn thờ ông bà tổ tiên, làm cánh cửa gỗ, làm sàn gỗ hoặc làm tàu thuyền.

Đặc điểm gỗ bằng lăng cườm
Đặc điểm gỗ bằng lăng cườm

Bằng lăng tím

Đây là loại cây cho bóng mát, hoa rất đẹp được trồng làm hoa cảnh. Màu hoa tím, màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ tím,…

Với chiều cao 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá có hình bầu dục, hình giáo dài. Chúng có cụm hoa hình tháp ở ngọn các cạnh, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn,…

Bằng lăng tím trồng làm cây cảnh
Bằng lăng tím trồng làm cây cảnh

Gỗ cây bằng lăng nước

Đây là loại cây gần giống với bằng lăng hoa tím, được phân bố dùng trong y học ở các nước châu Mỹ, Ấn Độ, Philippines,.. Nhằm trị các bệnh về tiểu đường, hoặc dùng làm nước trà để trị đau bao tử.

Gỗ bằng lăng dùng có tốt không?

Với 2 nhóm gỗ khác nhau nên chúng có tính chất tương đối khác nhau. Bằng lăng cườm là loại gỗ thuộc nhóm gỗ quý có tỷ trọng nặng. Khả năng chịu lực, chịu nước tốt, bền bỉ được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Loại gỗ ít bị cong vênh, rạn nứt, chống trầy xước và thấm nước hiệu quả. Bạn dễ dàng vệ sinh lau chùi mà không sợ trầy xước hay ẩm mốc.

Còn đối với bằng lăng tím và bằng lăng nước thì gỗ có trọng lượng nhẹ hơn, cùng với độ dẻo dai, ít nứt nẻ, dễ dàng gia công cùng với màu sắc gỗ đẹp.

Màu gỗ từ vàng nhạt đến đỏ nhạt tùy theo loại gỗ và tuổi đời của cây. Đồng thời khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt. Trong quá trình tẩm sấy kỹ lượng, được sơn phủ khi hoàn thiện sản phẩm đảm bảo được tình trạng mối mọt hiệu quả.

Qua những đặc điểm trên bạn có thể trả lời được gỗ bằng lăng là loại gỗ tốt hay không? Cùng với ưu điểm nổi bật và giá cả phải chăng, loại gỗ này được ưa chuộng và lựa chọn nhiều.

Ứng dụng của gỗ cây bằng lăng trong đời sống ngày nay

– Trong nội thất nhà, thiết kế nội thất phòng thờ.

– Với lực năng, nước, khá bền bỉ khi làm sàn gỗ mang lại không gian thoáng mát, gần gũi. Bởi đây là loại gỗ không bị cong vênh hay rạn nứt, dễ dàng vệ sinh gỗ mà không sợ bị trầy xước. Được ứng dụng: làm sản phẩm bàn thờ hiện đại, cửa phòng hay các khung ngoại, bậc thang, đóng xà bần hay dựng các công trình cổ điển,…

– Các sản phẩm tủ thờ gỗ đẹp, bàn ghế, giường tủ, làm nhà yến,…

Bàn ghế gỗ bền đẹp
Bàn ghế gỗ bền đẹp

– Ứng dụng trong ngành cảnh quan

– Với loài cây đẹp, ít sâu và rụng lá. Loại gỗ dùng trong thiết kế phong cảnh ở các con đường, khu dân cư, công viên, xí nghiệp,… Hay được sử dụng làm bonsai sinh vật cảnh.

Đây là loại gỗ thích nghi tốt với môi trường thời tiết khắc nghiệt cùng khả năng chống chọi thiên nhiên tốt. Và là loại cây thân gỗ dẻo dai, phù hợp với các cảnh quan thành phố, khu đô thị,… Loại gỗ này được ưa chuộng trong các vật dụng trong nhà, các công trình kiến trúc,…

Gỗ cây bằng lăng có giá bao nhiêu?

Giá gỗ phụ thuộc vào chất lượng gỗ. Bằng lăng trên thị trường có giá dao động từ 11 triệu – 13 triệu đồng/m3. Vì vậy, cần phải lựa chọn và đánh giá chất lượng gỗ cẩn thận và tỉ mỉ để phù hợp với số tiền mà chúng ta đã đầu tư.

– Bằng lăng cườm có giá từ 14 triệu đến 20 triệu đồng/m3.

– Mỗi cây bằng lăng tím và bằng lăng nước là dòng gỗ trồng cảnh quan nên có giá dao động từ 50.000 – 100.000 VNĐ/cây con.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về đặc điểm của loại gỗ cây bằng lăng. Loại gỗ quen thuộc và được sử dụng, phân bố nhiều tại Việt Nam. Những thông tin về đặc điểm, phân loại, giá bán và ứng dụng của chúng trong thực tế. Hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có được những kiến thức về loại gỗ này.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với Hương Đình để được tư vấn nhanh nhất cho bạn nhé!

Kết luận

Gỗ bằng lăng, với sự độc đáo và quý hiếm, là một nguồn tài nguyên vô cùng đáng trân trọng trong ngành công nghiệp gỗ và nghệ thuật. Từ vẻ đẹp tự nhiên, tính chất vật liệu đặc biệt, đến khả năng chống mối mọt, gỗ bằng lăng đã khẳng định được giá trị của mình. Không chỉ là một vật liệu xây dựng, gỗ bằng lăng còn góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ và sự sang trọng cho không gian sống.

Xem thêm các bài viết về gỗ khác tại Hương Đình:

Gỗ tần bì Gỗ anh đào Gỗ chò chỉ Gỗ ngọc am Gỗ xá xị
Gỗ trắc Gỗ lát Gỗ quỷnh Gỗ đinh hương Gỗ hương
Gỗ sồi Gỗ tràm Gỗ chiu liu Gỗ gụ Gỗ nu
Gỗ lim Gỗ MDF lõi xanh Gỗ sến Gỗ cao su Gỗ pơ mu
Gỗ sơn huyết Gỗ xoan đào Gỗ cẩm thị Gỗ còng Gỗ thông
Gỗ xà cừ Gỗ mun Gỗ bách xanh Gỗ xưa Gỗ mít
Gỗ căm xe Gỗ xoan ta Gỗ hồng đào Gỗ óc chó Gỗ gõ đỏ
Gỗ cẩm lai Gỗ trầm hương Gỗ lũa Gỗ mun đuôi công Gỗ trai đỏ
Gỗ cà te Gỗ sao Gỗ keo Gỗ hương đá Gỗ bằng lăng
Gỗ cẩm vàng Gỗ Long Não

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *