Gỗ lim là loại gỗ xuất hiện nhiều trong cuộc sống ngày nay. Với vai trò quan trọng cùng những ứng dụng của chúng. Bài viết hôm nay cùng Hương Đình đi tìm hiểu về loại gỗ này và ứng dụng của chúng như thế nào trong nội thất ngày nay?

Tìm hiểu chung về loại gỗ cây lim

Gỗ lim là gỗ gì?

Khai thác gỗ lim
Khai thác gỗ lim

Đây là loại gỗ với tên gọi chung của các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim xẹt, lim lào, lim Nam Phi,…

Tại Việt Nam, thường thấy lim xanh nhằm chỉ loài thực vật Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum. Đây là một trong 4 loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.

Loại cây gỗ lớn, cao trên 30m. Thân cây thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu. Lá và hoa khá giống với cây xoan đào, quả thuôn dài, hạt màu nâu đen. Vỏ cây màu nâu nhạt, khi bong ra xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.

Đặc điểm phát triển của cây lim
Đặc điểm phát triển của cây lim

Cây lim mọc chậm, là loại cây ưa sáng. Phân bố trên đất sét hoặc sét pha sâu dày, sống trong khí hậu nhiệt đới mùa mưa. Loại cây phân bố chủ yếu nhiều ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc,…

Đặc điểm của loại gỗ lim này

  • Đây là loại gỗ quý hiếm, được xếp vào nhóm II các loại gỗ tại Việt Nam.
  • Loại gỗ khá cứng chắc, khối lượng nặng hơn so với các loại gỗ thông thường, khả năng chống mối mọt cao.
  • Với màu sắc nâu thẫm, khả năng chịu lực nén tốt đồng thời mang giá trị cao về mặt thâm mỹ cùng với các vân gỗ xoắn đẹp mắt.
  • Gỗ được ngâm dưới bùn nhiều năm đem đi gia công mặt gỗ sẽ chuyển sang màu đen. Qua xử lý trở thành màu sắc vô cùng sang trọng.
  • Gỗ lim có mùi rất hắc, gây dị ứng cho mũi đặc biệt là những loài lim ở khu vực Tây Nguyên hoặc Lim Lào.

Điểm nổi bật khi sử dụng gỗ lim

  • Về độ cứng và tuổi thọ của lim cao. Cấu trúc bên trong chắc chắn, có khả năng chịu được những tác động từ bên ngoài rất tốt. Khả năng chống mối một tốt cùng với độ bền cao.
  • Đây là loại gỗ được yêu thích bởi nét đẹp nghệ thuật của nó. Bề mặt có nhiều vân gỗ mềm mại, hình xoắn trông rất đẹp và sang trọng.
  • Loại gỗ bền với thời gian, ít bị cong vênh và biến dạng. Cần được bảo quản ở trong những môi trường ổn định.
  • Tuy nhiên loại gỗ này có mùi hắc, không thơm như các loại gỗ khác. Có thể gây dị ứng cho người tiếp xúc trực tiếp.
  • Giá thành gỗ rất cao bởi gỗ này được chế tác thành những sản phẩm nội thất cao cấp, nội thất phòng thờ có giá trị khiến cho gỗ ngày càng trở nên khan hiếm.
Vân gỗ mịn, bắt mắt người tiêu dùng
Vân gỗ mịn, bắt mắt người tiêu dùng

Các loại gỗ lim ngày nay

Ở nước ta, lim đang là loại gỗ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kiến trúc và nội thất nhà ở. Chúng được gia công, chế tạo thành nhiều sản phẩm nội thất bắt mắt, thu hút người tiêu dùng. Chẳng hạn như bàn ghế, tủ kệ trang trí, tủ thờ hiện đại, bàn thờ gia tiên đẹp hay là các loại cửa như cửa ra vào, cửa sổ,…

Các loại lim phổ biến hiện nay
Các loại lim phổ biến hiện nay

Ngày nay tình trạng gỗ trở nên khan hiếm và giá thành cao. Hiện nay có 4 loại gỗ phổ biến được kể tên như Lim Lào, Lim Nam Phi, Lim xanh, lim xẹt.

  • Lim Lào là được trồng ở Lào, nhập khẩu và được sản xuất chế tác thành phẩm tại Việt Nam. Loại gỗ được đánh giá cao về mọi mặt từ màu sắc đến cấu trúc bên trong. Đây là gỗ được trồng ở những khu rừng tự nhiên, có tuổi thọ cao và điều kiện phát triển tốt.
  • Lim Nam Phi có chất lượng không thua kém Lim Lào.
  • Ngoài ra Lim xanh và Lim xẹt là 2 loại gỗ khá phổ biến tại Việt Nam. Lim xanh có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv, họ đậu, lớp gỗ lớn. Hay có tên gọi khác là Lim ta có kích thước và chiều dài lớn, cây ưa bóng khi nhỏ, ưa sáng khi lớn. Cây lim xanh mọc chủ yếu tại Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình,…
  • Lim xẹt thuộc học đậu, lớp gỗ lớn. Chúng có tên gọi khác như Lim sét, điệp, muồng kim phượng, phượng vàng,… Vỏ có màu trắng xám.

Cách phân biệt gỗ lim Lào với Lim Nam Phi

Khi chưa phun màu thì Lim Lào có màu đỏ, đậm hơn. Đồng thời có màu sắc sáng bóng hơn so với lim Nam Phi.

Về tỉ trọng Lim Nam Phi nhẹ hơn so với lim Lào. Lim Lào nặng hơn 1,2-1,5 lần bởi cấu trúc gỗ đặc và chắc hơn nhiều.

Giá thành Lim Lào cao hơn lim Nam Phi do việc vận chuyển, khai thác khó khăn hơn.

Khả năng chịu lực của lim Lào được đánh giá cao hơn, các vân gỗ mịn hơn và dày hơn rất nhiều. Tùy vào yêu cầu về mặt thẩm mỹ và phong thủy để lựa chọn loại vân gỗ phù hợp với gia đình mình.

Hướng dẫn cách nhận biết gỗ lim

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn nhận biết được lim dễ dàng nhất:

  • Thông qua mùi hương của gỗ lim có mùi hắc và gây dị ứng cho một số người. Vì vậy để nhận biết bạn có thể ngửi mùi. Sau khi ngửi mùi gỗ nếu có triệu chứng hắt hơi liên tục, ngứa mũi thì đó là lim thật.
  • Thông qua trọng lượng gỗ để biết được lim thật. Nếu lim chắc, nặng khi nhấc lên bạn thấy nhẹ thì đó là gỗ thường và kém chất lượng.
  • Sử dụng nước vôi trong bằng cách đem ngâm gỗ khoảng 1 giờ đồng hồ, gỗ chuyển sang màu thâm đen thì khả năng cao là lim thật.
  • Nhìn vào rằm gỗ để nhận biết lim thật. Thông thường chúng có rằm cứng, dày, khi đâm vào tay gây cảm giác đau hơn so với các loại gỗ thông thường. Vì vậy, chỉ cần đưa tay chạm vào rằm gỗ giúp bạn biết được chính xác loại gỗ mình cần tìm.

Ứng dụng của gỗ lim trong đời sống ngày nay

Đây là loại gỗ quý, được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc mang lại giá trị cao. Bởi khả năng chống mối mọt, cùng độ bền chắc chắn. Được ứng dụng nhiều trong chế tác cột, kèo, xà nhà, hay ốp lát sàn nhà, sản xuất các thiết bị nội thất,…

Lục bình đẹp
Lục bình đẹp

Được sử dụng nhiều trong các công trình thủy lợi như đóng tàu thuyền, làm cầu cống,…

Dùng để lát sàn các bề mặt như bề mặt nhà, cầu thang,…,mang lại không gian thêm sang trọng và ấn tượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Làm cửa gỗ nhà
Làm cửa gỗ nhà

Chúng được ứng dụng làm hệ thống cửa nhà bởi các vân gỗ đẹp cùng với độ bóng mịn, đường nét hoa văn tinh tế, ấn tượng.

Dùng làm đồ trang trí, đồ gia dụng như bàn ghế, tủ quần áo, sập gỗ, bàn thờ đẹp hiện đại,…

Ứng dụng làm tủ quần áo
Ứng dụng làm tủ quần áo
Sập gỗ lim
Sập gỗ lim
Chúng ứng dụng để lát sàn
Chúng ứng dụng để lát sàn

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến gỗ Lim. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn phân biệt được các loại gỗ khác nhau từ đó lựa chọn loại gỗ ưng ý phù hợp với nhu cầu của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết các loại gỗ và báo giá thì liên hệ với mỹ nghệ Hương Đình để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *